HÌNH

Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

you re welcome it was my pleasure

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NGHỆ SĨ AN THUYÊN

VĨNH BIỆT BÁC AN THUYÊN
Vừa nghe tin hết sức đau buồn, nhạc sĩ An Thuyên ra đi,( 17,25 , 3.7) .Truớc đó mấy cây cổ thụ trong làng nhạc VN cũng ra đi như bác Tr Văn Khê (24.6), 2 bác Phan Huỳnh Điểu và Phan Nhân ( 29-6).Truớc đó cha đẻ bài Đưa cơm cho mẹ đi cầy ; ns Hàn ngọc Bích cũng ra đi (1-5)
Vô cùng kính nể tài năng của một nhạc sĩ xứ Nghệ.Phần Nhạc tôi xin miễn bàn vì mình chẳng có ti ti kiến thức, chỉ nói đôi điều về tài vận dụng ca dao dân ca vào ca từ cho tác phẩm của ông.
Các bạn hãy cùng tôi điểm một số bài hát của ông qua từng thời kì nhé. Mới 21 tuổi đầu, cái tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới“ ông đã cho ra lò bài „Em chọn lối này“ đậm chất liệu dân ca , tiếng sáo dìu dặt , tiếng khèn , tiếng kèn lá của giai gái miền núi : Chân em đi rừng nhiều đường lắm lối …này này ơi ???.Nếu không ham học ham đọc , ham nghe, tôi đố nguời viết nghĩ ra đựoc cái từ rất e lệ, rất ỡm ờ , rất dễ thương….ngượng ngập gọi nguời yêu ( hoặc chồng mới cuới ) về ăn cơm : Ấy ơi..này này ơi..về ăn cơm …nó vừa buồn cuời, vừa dí dỏm vừa diễn tả rất hợp lí trong trạng thái còn lạ lẫm còn tuơi mới trong mối quan hệ trai gái .Bạn hãy tuởng tuợng xem , nếu chúng ta thay mấy chữ.. này này ơi bằng này ngừơi ơi …chất tuơi trẻ, chất teen teen , chất sóng sánh bẽn lẽn cũng…mất . Chưa hết nhé, cái câu sau : Tiếng giã gạo trong sông mây .Nếu người ở tây hồ HN dễ cảm nhận cái đẹp cái lãng đãng mờ ảo của câu thơ sau :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn vũ , canh gà Thọ xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái , Mặt guơng Tây hồ
Thì mới thấy phục một cậu giai tơ 21 tuổi , nghe tiếng giã gạo từ những chiếc cối dùng sức nuớc của núi rừng vào một buổi ban mai, sương giăngbảng lảng, cảm xúc dâng trào moiứ nghĩ ra đựoc ca từ hay đẹp đến thế.
Là ngừơi con của xứ Nghệ, ông yêu quê huơng ông lắm lắm, yêu dòng sông Lam , rú Hồng.Trong chúng ta ai đã một lần đứng trên rú Hồng ngắm toàn cảnh bức „Tranh họa đồ“, Xứ Nghệ ,để rồi chiêm nghiệm mọi thứ về cái mảnh đất yêu thưong , nắng khét, che chở cho ta, tiếp thêm ý chí nghị lực cho ta trên suốt con đừờng thiên lí trải dài ra tận năm châu bốn biển. Có lần ông trải lòng ,do gặp sự cố buồn trong cuộc sống ông chán nản muốn bỏ tất cả , về quê sống với những con người giản dị với cây với cỏ, với sông nuớc, bởi quê huơng là nơi ta sinh ra, lớn lên gắn bó với tuổi thơ trong trẻo.. dù sống ở đâu, nơi nào, quê huơng luôn đau đáu trong ông đến nỗi ông phải thốt lên :
„Sông cứ chảy trong ta, núi cứ lớn trong ta“..để rồi muốn về chỉ để đựoc Mẹ ấp iu.Vâng thưa ông . Mẹ ,đó chính là quê huơng đấy , chúng tôi cũng đi quá xa quê huơng mình, lăn lộn vật vã nơi xứ người vơi miếng cơm manh áo quần quật quần quật khổ gấp nhiều lần ở ta vì xứ người họ văn minh quá, tốc độ sống của họ mạnh mẽ quá gấp gáp quá mà ngườiVN ta mới làm quen với cái từ ngữ KTTT nào có lâu la gì đâu, nên chưa hợp cảnh hợp ngừoi, chưa kịp hội nhập, lúc nào cái nguy cơ chuội ra cứ lơ lửng trên đầu.Chính ông đã nói hộ chúng tôi cái đau đáu cái canh cánh cái … mỗi khi đêm về : “Đi xa muốn về , khổ đau càng muốn về“, ông tả nguời xứ nghệ nghe mà đến chảy nước mắt : Quê tôi ngàn năm khó nhọc, mà sống chắt chiu câu nghĩa tình…biết sông bao năm bầm khúc ruột, cho quê mình gạo trắng nứoc trong.Chữ sông „Bầm khúc ruột“ khiến ta nghĩ tới nguời mẹ tần tảo quanh năm quặn mình nuôi ta khôn lớn….
Bài hát mà tôi cho là hay nhất của ông , nó như một tượng đài về tình yêu trai gái, tạc vào nền âm nhạc nước ta . Bài hát ca dao em và tôi .Với bài này ,dấu ấn An Thuyên đã in đậm trong triệu triệu người dân đất Việt. Đi đâu ta cũng nghe giai điệu bài này cất lên , từ những đại hội liên hoan, những cuộc họp lớp , những cuộc biểu diễn văn nghệ quần chúng hay chỉ đơn giản là một phòng hát Karaoke bình dân .Trong bài này ,ông đã sử dụng hết sức nhuần nhuyễn vốn ca dao tục ngữ dân gian .Gần như hình ảnh , con đò, cây đa, dòng sông, đồng lúa ánh trăng cứ bàng bạc bao trùm lên vạn vật.Có lần ông đùa : Nếu ông đi khắp mảnh đất chữ S này thu bản quyền bài hát này ở mỗi tụ điểm giải trí 20 nghìn thôi, ông sẽ rất giầu.tôi tin điều ấy là thật thưa ông.
Ngay từ mấy câu đầu : Cắt nửa vầng trăng, tôi làm con đò nhỏ.Chao ôi sức tưởng tuợng của ông lãng mạn quá, lung linh quá.Chàng trai muốn dùng cái vầng trăng làm con thuyền tình yêu đưa mình về quê bằng mái chèo..đựoc chế tạo từ một câu thơ trữ tình thăm nguời yêu .Thử hỏi có cô gái nào mà không ngất ngây hạnh phúc có được một chàng trai như thế?? Về quê chỉ để làm mỗi việc , đi hát dân ca với nguời yêu, cãi nhau chí chóe dăm câu ba điều, giận nhau, hờn dỗi…nhưng rồi miếng cơm manh áo, công việc còn đầy ra đó, tối đến khi cái nắng đổ lửa nguôi ngoai đi, nàng vác gầu ra đồng đi trong huơng lúa, hờn giận vẫn còn , những gầu nuớc giận dỗi, mạnh mẽ dứt khoát đầu tiên là minh chứng cho cái tính trẻ con thất thừờng đựoc miêu tả rất đẹp : Em giận hờn tôi,đêm ra đồng em đổ ánh trăng vàng đi. Vời vợi âm thanh, ngời ngời hình ảnh :
Hỡi cô tát nuớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ???
Sau một hồi ngúng nguẩy , giận hờn, mây mù trôi đi, trăng vàng lại hiện ra giót mật xuống cánh đồng, chính cái vầng trăng mật ấy cầm tay nàng đặt vào tay chàng: Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng ..Câu ca răng , hết giần rồi thuơng ..áo nâu sồng , em nhuộm tình tôi
Ông không dấu diếm tình cảm mình, ông nói ông yêu thương phụ nữ, và coi đó là nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình, vì theo ông không yêu, không say đắm thì sáng tác hay làm sao đựợc.Hãy nghe ông tả gót chân phụ nữ bằng ca từ „chết người“ này : Chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên …ư hừ ( Ca dao em và tôi)…Bãi ngô chân em vuơng bụi phấn, tóc xanh buông mây trong gió chiều ( Hà tĩnh mình thương)…Chính bởi sự thuơng yêu phụ nữ đến say đắm mê cuồng ấy nên ông mới thốt lên trong câu kết ( Ca dao E và T) : Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi nguời.Vâng đúng vậy ông ạ, ông ra đi quá sớm ở cái tuổi 66 , nhưng ông đã làm đựoc quá nhiều việc cho đời, cho chúng tôi, ông đã làm việc bằng mấy trăm năm cõi Nguời rồi, ngủ ngon ông nhé 3-7-2014
Ca dao em và tôi
( Cảm ơn tác giả Cú Đỉn đã chia sẻ bài viết hay)


=======================================================================

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

KINH NGHIỆM :Lời nói thực tế của một nhóm người già

==========================================================
Lời nói thực tế của một nhóm người già
Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.
Giai đoạn thứ nhứt
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. 














Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng. Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.
Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.
Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?
Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.
Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.
Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.
Già rồi thì phải làm sao?
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt
Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.
Lời kết luận:
Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.
Thứ nhất: Lão Kiện
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":
1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.
Thứ hai: Lão Cư
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng
b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.
Thứ ba: Lão Bổn
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.
Thứ tư: Lão Hữu
- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.
Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.
Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.
Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh, cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,
Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.
Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.
Tác giả - không rõ tính danh
( ST )



10 BÀI HỌC GIỮ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬT.

10 BÀI HỌC GIỮ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI NHẬT.

http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2013/08/19/7ebnguoiNhat.jpg

*Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
*Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
*Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
*Bớt ăn chất bột, uống nhiều sữa
*Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
*Bớt đi xe, năng đi bộ
*Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
*Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
*Bớt nói, làm nhiều hơn
*Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
http://www.amthuc365.vn/uploads/thumbs/news-thumbs/410-230-sushi-dda8.jpg
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

HỌC NGƯỜI NHẬT SỐNG KHỎE
 http://duhoc.viet-sse.vn/images/stories/acc/cacloaisushi1.jpg?c7dee9
Sống trường thọ là kết quả của sống khoẻ. Nhật Bản là quốc gia được mệnh danh “vương quốc tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân ở đất nước này sở hữu kỷ lục đó. 
http://www.amthuc365.vn/uploads/thumbs/News-thumb/480-348-doc-dao-tu-sashimi-nhat-ban-aa3a.jpg
Hạn chế ăn thịt, bớt chất đường, mặn có tác dụng lớn trong phòng trị tăng huyết áp, tim mạch…Theo các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo (Nhật), bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hoà của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực và cuộc sống tinh thần ổn định.
http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/kpxKw9vXzo9fKa7HDkkuig--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ1MA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/EVA/Gi_m_b_o_khoa_h_c_theo-a9a33705062b58a20761a78998d2ef20
Một yếu tố quan trọng khác là tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trước cuộc sống hàng ngày. Trong cuốn Cẩm nang sống khoẻ của người Nhật do hội này xuất bản đã trích giới thiệu một số động tác dưỡng sinh để mọi người thực hành hàng ngày.
Động tác tuy đơn giản nhưng hiệu quả thì rất kỳ diệu, nếu thường xuyên tập luyện. 
http://afamily1.vcmedia.vn/OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2013/08/nguoi-Nhat-song-tho-a1-a4a43.jpg
Ngủ dậy nên uống một cốc nước:
Khi ngủ các cơ phận của con người ít hoạt động hay hoạt động chậm lại, chức năng cũng giảm đi nhiều. Khi ngủ dậy buổi sáng, cơ thể đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nước được uống vào lúc này sẽ được dạ dày hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ, truyền vào máu để cung cấp đủ chất dịch cho hoạt động cơ thể.
Trước khi dùng trà buổi sáng cũng nên uống một ly nước lạnh. Nước uống nên pha thêm vào một chút muối và nên là nước sôi để nguội. Có thể bắt đầu uống 250ml, sau tăng lên từ 500 – 1.000ml.
Xoa mặt và cổ:
Dùng khăn mặt nhúng vào nước lạnh (mùa hè) hay nước ấm (mùa đông) để tuần tự kỳ cọ, xát mạnh vào những cơ phận trên mặt và trên cổ, cho đến khi da ửng đỏ lên.
Thời gian trong khoảng từ ba đến năm phút. Xoa bóp cổ có thể kích thích tuyến giáp trạng, thúc đẩy kích thích tố. Xoa bóp mặt cải thiện tuần hoàn máu huyết, giảm các vết nhăn trên da mặt.
Tẩm quất đầu và cổ:
Nắm tay thành quả đấm tẩm vào trán 50 cái, cổ 50 cái sẽ giúp não bộ hoạt động minh mẫn hơn.
Tắm nước lạnh, tắm nước ấm:
Khi tắm, trước tiên dùng xà phòng xoa thành bọt, sau đó chà xát và xối nước lạnh. Người nam xối từ bụng đến tinh hoàn. Người nữ xối từ bụng xuống âm hộ. Xối lạnh bộ phận đó mục đích là kích thích hoạt động cơ năng này được tốt. Nếu mỗi ngày tắm xối hai hay ba lần thì hiệu quả rất cao.
Ấn đùi non:
Khi tắm dùng ngón cái ấn đùi non khoảng 50 cái. Khi mệt sẽ cảm thấy hơi đau nhưng ấn mười mấy cái là hết đau.
Phương pháp này không những giúp loại trừ mệt nhọc ở đôi chân, mà còn có thể tăng cường ham muốn tình dục.
Ấn bụng:
Trước khi ngủ, đan ngón tay vào nhau, dùng lòng bàn tay (trừ hai ngón cái) ấn lên bụng, đặc biệt vùng chung quanh rốn, ấn lên bụng non. Làm từ trên xuống, mỗi tối khoảng từ 5 đến 10 lần.
Phương pháp này làm khoẻ nội tạng, có tác dụng nâng cao chức năng dạ dày. Người yếu dạ dày có thể làm thêm mấy lần. 
ThS.BS Lương Văn Cần.