Vừa nghe tin hết sức đau buồn, nhạc sĩ An Thuyên ra đi,( 17,25 , 3.7) .Truớc đó mấy cây cổ thụ trong làng nhạc VN cũng ra đi như bác Tr Văn Khê (24.6), 2 bác Phan Huỳnh Điểu và Phan Nhân ( 29-6).Truớc đó cha đẻ bài Đưa cơm cho mẹ đi cầy ; ns Hàn ngọc Bích cũng ra đi (1-5)
Vô cùng kính nể tài năng của một nhạc sĩ xứ Nghệ.Phần Nhạc tôi xin miễn bàn vì mình chẳng có ti ti kiến thức, chỉ nói đôi điều về tài vận dụng ca dao dân ca vào ca từ cho tác phẩm của ông.
Các bạn hãy cùng tôi điểm một số bài hát của ông qua từng thời kì nhé. Mới 21 tuổi đầu, cái tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới“ ông đã cho ra lò bài „Em chọn lối này“ đậm chất liệu dân ca , tiếng sáo dìu dặt , tiếng khèn , tiếng kèn lá của giai gái miền núi : Chân em đi rừng nhiều đường lắm lối …này này ơi ???.Nếu không ham học ham đọc , ham nghe, tôi đố nguời viết nghĩ ra đựoc cái từ rất e lệ, rất ỡm ờ , rất dễ thương….ngượng ngập gọi nguời yêu ( hoặc chồng mới cuới ) về ăn cơm : Ấy ơi..này này ơi..về ăn cơm …nó vừa buồn cuời, vừa dí dỏm vừa diễn tả rất hợp lí trong trạng thái còn lạ lẫm còn tuơi mới trong mối quan hệ trai gái .Bạn hãy tuởng tuợng xem , nếu chúng ta thay mấy chữ.. này này ơi bằng này ngừơi ơi …chất tuơi trẻ, chất teen teen , chất sóng sánh bẽn lẽn cũng…mất . Chưa hết nhé, cái câu sau : Tiếng giã gạo trong sông mây .Nếu người ở tây hồ HN dễ cảm nhận cái đẹp cái lãng đãng mờ ảo của câu thơ sau :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn vũ , canh gà Thọ xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái , Mặt guơng Tây hồ
Thì mới thấy phục một cậu giai tơ 21 tuổi , nghe tiếng giã gạo từ những chiếc cối dùng sức nuớc của núi rừng vào một buổi ban mai, sương giăngbảng lảng, cảm xúc dâng trào moiứ nghĩ ra đựoc ca từ hay đẹp đến thế.
Là ngừơi con của xứ Nghệ, ông yêu quê huơng ông lắm lắm, yêu dòng sông Lam , rú Hồng.Trong chúng ta ai đã một lần đứng trên rú Hồng ngắm toàn cảnh bức „Tranh họa đồ“, Xứ Nghệ ,để rồi chiêm nghiệm mọi thứ về cái mảnh đất yêu thưong , nắng khét, che chở cho ta, tiếp thêm ý chí nghị lực cho ta trên suốt con đừờng thiên lí trải dài ra tận năm châu bốn biển. Có lần ông trải lòng ,do gặp sự cố buồn trong cuộc sống ông chán nản muốn bỏ tất cả , về quê sống với những con người giản dị với cây với cỏ, với sông nuớc, bởi quê huơng là nơi ta sinh ra, lớn lên gắn bó với tuổi thơ trong trẻo.. dù sống ở đâu, nơi nào, quê huơng luôn đau đáu trong ông đến nỗi ông phải thốt lên :
„Sông cứ chảy trong ta, núi cứ lớn trong ta“..để rồi muốn về chỉ để đựoc Mẹ ấp iu.Vâng thưa ông . Mẹ ,đó chính là quê huơng đấy , chúng tôi cũng đi quá xa quê huơng mình, lăn lộn vật vã nơi xứ người vơi miếng cơm manh áo quần quật quần quật khổ gấp nhiều lần ở ta vì xứ người họ văn minh quá, tốc độ sống của họ mạnh mẽ quá gấp gáp quá mà ngườiVN ta mới làm quen với cái từ ngữ KTTT nào có lâu la gì đâu, nên chưa hợp cảnh hợp ngừoi, chưa kịp hội nhập, lúc nào cái nguy cơ chuội ra cứ lơ lửng trên đầu.Chính ông đã nói hộ chúng tôi cái đau đáu cái canh cánh cái … mỗi khi đêm về : “Đi xa muốn về , khổ đau càng muốn về“, ông tả nguời xứ nghệ nghe mà đến chảy nước mắt : Quê tôi ngàn năm khó nhọc, mà sống chắt chiu câu nghĩa tình…biết sông bao năm bầm khúc ruột, cho quê mình gạo trắng nứoc trong.Chữ sông „Bầm khúc ruột“ khiến ta nghĩ tới nguời mẹ tần tảo quanh năm quặn mình nuôi ta khôn lớn….
Bài hát mà tôi cho là hay nhất của ông , nó như một tượng đài về tình yêu trai gái, tạc vào nền âm nhạc nước ta . Bài hát ca dao em và tôi .Với bài này ,dấu ấn An Thuyên đã in đậm trong triệu triệu người dân đất Việt. Đi đâu ta cũng nghe giai điệu bài này cất lên , từ những đại hội liên hoan, những cuộc họp lớp , những cuộc biểu diễn văn nghệ quần chúng hay chỉ đơn giản là một phòng hát Karaoke bình dân .Trong bài này ,ông đã sử dụng hết sức nhuần nhuyễn vốn ca dao tục ngữ dân gian .Gần như hình ảnh , con đò, cây đa, dòng sông, đồng lúa ánh trăng cứ bàng bạc bao trùm lên vạn vật.Có lần ông đùa : Nếu ông đi khắp mảnh đất chữ S này thu bản quyền bài hát này ở mỗi tụ điểm giải trí 20 nghìn thôi, ông sẽ rất giầu.tôi tin điều ấy là thật thưa ông.
Ngay từ mấy câu đầu : Cắt nửa vầng trăng, tôi làm con đò nhỏ.Chao ôi sức tưởng tuợng của ông lãng mạn quá, lung linh quá.Chàng trai muốn dùng cái vầng trăng làm con thuyền tình yêu đưa mình về quê bằng mái chèo..đựoc chế tạo từ một câu thơ trữ tình thăm nguời yêu .Thử hỏi có cô gái nào mà không ngất ngây hạnh phúc có được một chàng trai như thế?? Về quê chỉ để làm mỗi việc , đi hát dân ca với nguời yêu, cãi nhau chí chóe dăm câu ba điều, giận nhau, hờn dỗi…nhưng rồi miếng cơm manh áo, công việc còn đầy ra đó, tối đến khi cái nắng đổ lửa nguôi ngoai đi, nàng vác gầu ra đồng đi trong huơng lúa, hờn giận vẫn còn , những gầu nuớc giận dỗi, mạnh mẽ dứt khoát đầu tiên là minh chứng cho cái tính trẻ con thất thừờng đựoc miêu tả rất đẹp : Em giận hờn tôi,đêm ra đồng em đổ ánh trăng vàng đi. Vời vợi âm thanh, ngời ngời hình ảnh :
Hỡi cô tát nuớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ???
Sau một hồi ngúng nguẩy , giận hờn, mây mù trôi đi, trăng vàng lại hiện ra giót mật xuống cánh đồng, chính cái vầng trăng mật ấy cầm tay nàng đặt vào tay chàng: Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng ..Câu ca răng , hết giần rồi thuơng ..áo nâu sồng , em nhuộm tình tôi
Ông không dấu diếm tình cảm mình, ông nói ông yêu thương phụ nữ, và coi đó là nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình, vì theo ông không yêu, không say đắm thì sáng tác hay làm sao đựợc.Hãy nghe ông tả gót chân phụ nữ bằng ca từ „chết người“ này : Chân lấm bùn mà tôi ngỡ gót chân tiên …ư hừ ( Ca dao em và tôi)…Bãi ngô chân em vuơng bụi phấn, tóc xanh buông mây trong gió chiều ( Hà tĩnh mình thương)…Chính bởi sự thuơng yêu phụ nữ đến say đắm mê cuồng ấy nên ông mới thốt lên trong câu kết ( Ca dao E và T) : Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi nguời.Vâng đúng vậy ông ạ, ông ra đi quá sớm ở cái tuổi 66 , nhưng ông đã làm đựoc quá nhiều việc cho đời, cho chúng tôi, ông đã làm việc bằng mấy trăm năm cõi Nguời rồi, ngủ ngon ông nhé 3-7-2014
Ca dao em và tôi
( Cảm ơn tác giả Cú Đỉn đã chia sẻ bài viết hay)
=======================================================================
http://3.bp.blogspot.com/-0Qq8JpRKTpI/UkT60wwRs0I/AAAAAAAAAOw/KzjcrAAVwwY/s1600/2463-1-en-a1de1b612af2e4ea49541537f04bcb40.jpg
Trả lờiXóađã lâu em mới tới thăm chị
Trả lờiXóabài chia sẻ rất hay chị ạ. càng đọc càng thấm càng cảm động vô cùng.
những cây cổ thụ nước nhà dần dần đã ra đi, nhưng tâm hồn của các NS luôn sống mãi.
em chúc chị luôn khỏe, bình an và HP ạ
Rất cảm ơn em đã ghé thăm và đồng cảm
XóaLâu nay chị bận đi lang thang, nay về rồi
Cảm ơn em đã chịu khó đọc hết entry và đồng cảm cùng chị
sóng sau đè con sóng trước. tre phải tàn nhường chổ búp măng non. nhưng măng non chưa mọc tre đã lụi tàn.
Trả lờiXóaNghệ sĩ tài hoa đã ra đi
XóaLong dân khắp nẻo thật lâm li
Thương nhớ một đời ngừời nhân hậu
Yêu nứơc yêu đời... thơ rất thơ...
Dạ, chị Xuân Thu cứ tự nhiên.
Trả lờiXóaCảm ơn em đã chia sẻ
XóaBài viết rất hay
Chị vào Vũng tàu mà em không gặp được chị, cũng buồn!
Trả lờiXóa