ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY:LỆCH NHỊP
Bài đã gửi lên ngày 13/11/2011.Hôm nay ngồi buồn xem lại và đưa lên đây,cùng các bạn chia sẻ cho vui.
&&
&&&&
Trong cuộc sống xô bồ hiện nay, với sự hiện diện đa sắc của dàn thơ trẻ đương đại, những tưởng lục bát đã lên rêu, nào ngờ những dòng lục bát dung dị của Bùi Hoàng Tám vẫn toả sáng và giành được khá nhiều sự đồng cảm, chia sẻ từ phía độc giả nhiều thế hệ. Có lẽ cái tài hoa thiên phú của người làm thơ là ở chỗ, khi đã làm chủ những vần điệu, câu chữ, lại được bắt gặp sự thăng hoa của cảm xúc thì rung lên những giai điệu hồn nhiên nhất của tâm hồn.
LỆCH NHỊP
Tiếc mình tuổi chẳng còn xanh
Để em giờ lại hoá thành người ta
Giận mình trẻ chẳng trồng na
Giờ nhìn trái chín thơm qua ngõ người
Éo le chắc lép là trời
Bắt tôi lệch nhịp với người tôi yêu
Em là sáng, tôi là chiều
Ban trưa ở giữa với nhiều nhớ mong
Biết rồi em sẽ lấy chồng
Tôi về sống nốt cho xong một đời.
Tôi về sống nốt cho xong một đời.
Thương chồng em, thương vợ tôi
Thương bao đôi lứa trên đời lệch nhau.
( Bùi Hoàng Tám )
&&&
Lời Bình: Bùi Đình Hà.
GV THPT Nam Đàn 1.N.An cung cấp
Thi
phẩm hay phải nói được cái triết lí cuộc đời một cách giản dị, cụ thể,
chi tiết mà khái quát, vừa mới mẻ vừa muôn thuở. Làm nên điều đó cậy nhờ
nhiều yếu tố, trong đó ngôn từ đóng vai trò quan trọng. Lệch nhịp của Bùi Hoàng Tám có thể xem là một bài thơ như thế.GV THPT Nam Đàn 1.N.An cung cấp
Lệch nhịp là cái trớ trêu như trò đùa của số phận, là một mặt bi kịch tình yêu, thứ bi kịch muôn thủa của con người.
Nhân vật trữ tình bài thơ - chàng trai đã đi qua cái tuổi xuân xanh, ngồi ngẫm lại, tính sổ cuộc đời được thấm thía vô hạn với cái bi kịch lỡ làng của mình.
Tiếc mình tuổi chẳng còn xanh
Để em giờ lại hoá thành người ta.Giận mình trẻ chẳng trồng na
Giờ nhìn trái chín thơm qua ngõ người.
Tiếc nuối, ân hận rồi giận trách là những cung bậc cơn bão lòng đang diễn ra trong tâm hồn chàng trai. Trách người tráo trở, bội bạc thì đã đành, nhưng đây lại là trách giận chính mình vì thế mà xót xa, tiếc nuối không thể nào nguôi quên. Em đã hoá thành người ta, một sự xót xa, lạnh lùng, xa ngái. Trái chín lại thơm ở ngõ người, thật trớ trêu! Ông Tạo sao khéo đùa người! Mỗi cặp lục bát với cấu trúc đối lập, trùng điệp ( tuổi chẳng còn xanh/ giờ; trẻ/ giờ ), kết hợp với điệp ngữ ( giờ/ giờ ), nhất là phụ âm ( gi ) lặp đi, lặp lại ( giờ-giận-giờ ) như một sự day dứt, đay nghiến chính mình.
Đang giận mình bỗng quay sang trách ông trời chắc lép- lắm tính toán,bỡn cợt, chơi trò ú tim Bắt tôi lệch nhịp với người tôi yêu. Thì ra những toan tính của con người đều nằm ngoài sự sắp đặt của trời đất. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật đó là cái duyên có gốc nguồn nhân quả.
Lệch nhịp là không ăn khớp với nhau, mà suy cho cùng, ở đời này, nhiều bi kịch của con người đều xuất phát từ đó. Đoạn thơ làm ta bất giác nhớ đến khúc ca xưa:
Anh đến tìm hoa thì hoa dã nở
Anh đến bến đò thì đò đã sang sông
Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng...
Chỉ có điều, bi kịch của chàng trai trong khúc hát dân ca là bi kịch lỡ nhịp, còn ở đây là lệch nhịp nên không chỉ tiếc nuối mà còn có cả đau xót. Vì thế, lời thơ của Bùi Hoàng Tám day dứt, xa xót hơn nhiều.
Sự lệch nhịp giữa anh và em sao mà diễn ra như thế? Bút pháp đối lập kết hợp với hình thức chẻ đôi cả câu lục và câu bát được Bùi Hoàng Tám khai thác khá triệt để không chỉ thể hiện sự lệch pha, lệch nhịp mối duyên tình mà còn bộc lộ tâm trạng vời vợi nhớ mong sầu tủi của chàng:
Em là sáng/ tôi là chiều
Ban trưa ở giữa/ với nhiều nhớ mong.
Nhớ mong nhiều khi là chiếc cầu nối để ta gần nhau hơn, anh được gần em, thậm chí em ở trong anh, nhưng ở đây Em là em, anh vẫn cứ là anh (Xuân Diệu ). Nỗi nhớ đã mất đi phép nhiệm mầu của nó khi nhà thơ cố tình đặt em đứng đầu một vế và anh ở mãi vế bên kia. Anh và em là hai đơn thể không thể nối liền như sáng và chiều :
Biết rồi em sẽ lấy chồng
Tôi về sống nốt một đời cho xong.
Câu thơ dứt tình mà nghe sao đòi đoạn xót đau. Sống nốt là một thái độ buông xuôi, phó mặc cho định mệnh. Mất tình yêu, dù đơn phương cũng là mất tất cả, cuộc sống chỉ còn là sự tồn tại vô nghĩa. Có thái độ sống tiêu cực ấy cũng dễ hiểu, dễ cảm thông. Song oái oăm thay, lí trí thì buông xuôi nhưng lòng lại níu giữ ; ba thanh trắc đi liền giữa câu thơ (sống- nốt- một ) như mũi dao đâm sâu vào tâm hồn để lại vết thương lòng không gì xoa dịu được. Song thương nhất, hay nhất, nhân văn nhất là hai câu kết của bài thơ :
Thương chồng em, thương vợ tôi
Thương bao đôi lứa trên đời lệch nhau.
Điệp từ thương cùng với hình thức chẻ đôi ở mức cao hơn, chẻ cả hai vế 6-8 đã giãi bày sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc với bi kịch có tính nhân loại. Thương vợ tôi thì đã rõ, bởi nào cô ta có được tôi yêu. Nhưng sao lại thương chồng em... ? Có lẽ do quá yêu em nên chàng trai nói quá lên. Tình yêu có phép nhiệm màu, khi chủ thể say đắm yêu người đến cao độ thì dường như yêu hộ cho cả đối tượng. Còn hẳn gì cô gái ở đây đã không hạnh phúc, ít nhất vẫn sống yên ổn trong nghĩa vợ chồng. Yêu là đau khổ, cái triết lí muôn đời không thay đổi như định mệnh găm cắm vào con người. Cái đẹp cao quý của câu thơ là từ bất hạnh của bản thân mà ngẫm được nỗi đau nhân loại, ngộ được cái triết lí nhân sinh tình yêu là bể khổ.
Trong cuộc sống xô bồ hiện nay, với sự hiện diện đa sắc của dàn thơ trẻ đương đại, những tưởng lục bát đã lên rêu, nào ngờ những dòng lục bát dung dị của Bùi Hoàng Tám vẫn toả sáng và giành được khá nhiều sự đồng cảm, chia sẻ từ phía độc giả nhiều thế hệ. Có lẽ cái tài hoa thiên phú của người làm thơ là ở chỗ, khi đã làm chủ những vần điệu, câu chữ, lại được bắt gặp sự thăng hoa của cảm xúc thì rung lên những giai điệu hồn nhiên nhất của tâm hồn.
XT à, SB đã làm theo cách ST chỉ thì nhận xét bị ẩn đi .Là sao vậy ?
Trả lờiXóaChúc XT tối vui vẻ !
SB ơi.Mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm
XóaLời com lên đầu thì không hiện lời com mới bên cột,lời com cuối thì ngại kéo mãi mới tới nơi để com,nhưng lại buộc người com phải đọc qua tất cả mọi lời.xt vừa chỉnh lại thì mất hết lời com của bạn bè rồi....
Chúc em vui nhé
Chị! Chào mừng chị ở làng blog này nhé.
Trả lờiXóachị không sao xóa được 2 cái MTV cuối trang em ơi
XóaMò mãi mà không biết làm.khổ thân kẻ mù lòa này..huhu
Khi nào vô nhớ tư vấn giúp chị nhé